Thời đại kiến trúc xanh lên ngôi.
Đầu tiên, phải định nghĩa rằng “kiến trúc xanh” không chỉ đơn thuần là một công trình có nhiều cây xanh. Một dự án kiến trúc xanh thực thụ được làm từ những loại vật liệu thân thiện với môi trường, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng và luồng không khí tự nhiên để giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng. Kiến trúc xanh là một xu hướng kiến trúc tạo ra không gian sinh hoạt nhiều tiện ích cho con người theo cách ít gây hại tới môi trường nhằm gìn giữ chất lượng sống cho hiện tại lẫn tương lai.
Trường Đại học Nanyang ở Singapore
Trường Mẫu giáo Pouchen – Đồng Nai
Tại châu Á, kiến trúc xanh đã được áp dụng từ lâu với những dự án tiêu biểu như Toà nhà Zero Carbon tại Hồng Kông, Trường Đại học Nanyang ở Singapore hay khách sạn JW Mariott Dongdaemun ở Seoul, Hàn Quốc. Còn tại Việt Nam, xu hướng này cũng đang dần được phổ biến rộng rãi, bắt đầu từ những tòa nhà văn phòng như President Place, Centre Point, các công trình công cộng như Trường Mẫu giáo Pouchen – Đồng Nai, trung tâm thương mại Big C – Dĩ An, đến các dự án nhà ở tư nhân. Điều đáng kể nhất là xu hướng kiến trúc xanh không chỉ quét qua các đô thị lớn, mà còn dần đi vào ngôi nhà của đồng bào dân tộc trên những miền núi cao. Một trong những dự án kiến trúc xanh đặc biệt nhất được trao giải Kiến trúc Xanh Việt Nam và Kiến trúc Xanh Châu Á là Nhà cộng đồng homestay tại làng dân tộc Nậm Đăm, huyện Quản Bạ, Hà Giang. Với ý tưởng xây dựng trên nền tảng cấu trúc nhà tường truyền thống của người Dao, thiết kế mới đã được cải tiến để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và gió trời, cũng như tái sử dụng nguồn nước trên sườn núi để phục vụ sinh hoạt.
Nhà cộng đồng homestay tại làng dân tộc Nậm Đăm, huyện Quản Bạ, Hà Giang
Những lợi ích về môi trường, kinh tế và xã hội do kiến trúc xanh mang lại đang ngày càng được công nhận, nhờ vào các chỉ số tiết kiệm năng lượng và giảm hiệu ứng nhà kính. Tiến sĩ Pamela Phua – Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển sản phẩm sơn ngoại thất thuộc nhóm ngành Sơn Trang trí AkzoNobel Toàn cầu cho rằng, tương lai của nghệ thuật kiến trúc là những ngôi nhà tràn ngập mảng xanh với không gian sống phủ đầy hơi thở thiên nhiên và được làm từ những nguyên vật liệu bền vững, từ đó mang lại một cuộc sống lành mạnh hơn cho gia chủ. Hiện nay, quy mô của kiến trúc xanh tại Việt Nam hứa hẹn sẽ được mở rộng nhanh chóng do sự phát triển mạnh mẽ của các nguyên vật liệu tái chế, vật liệu tiết kiệm năng lượng và vật liệu thân thiện với môi trường.
Vật liệu xanh – phần cốt yếu của kiến trúc bền vững.
Như đã nói ở trên, một công trình xanh nhất thiết phải được làm bằng vật liệu bền vững thân thiện với môi trường. Đây là những vật liệu giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường trong suốt quá trình chế tạo, xây dựng và sử dụng, trong khi vẫn tạo nên sự thoải mái và tiện nghi nhất định đến người sử dụng. Đây cũng chính là yêu cầu của các nhà thiết kế, kiến trúc sư và thi công khi tiến hành thực hiện những dự án xanh.
Sơn tuy chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong ngân sách đầu tư của một dự án xây dựng nhưng lại có khả năng khiến công trình trở nên bền vững hơn. Theo Tiến sĩ Pamela Phua, sản phẩm sơn thân thiện với môi trường phải là sơn có cấu trúc gốc nước thay vì gốc dầu (dung môi), với lượng khí thải CO2 thấp và giúp cho việc tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn. Tiến sĩ Phua cũng nhấn mạnh rằng một sản phẩm sơn phủ có độ bền cao chính bản thân nó cũng đã là vật liệu xanh bền vững vì nó giúp giảm chi phí bảo trì và hạn chế các tác động có hại đến môi trường.
Trên thị trường, dòng sơn Dulux Professional là một sự lựa chọn tiêu biểu thoả mãn đầy đủ các tiêu chí này. Dulux là một trong số các thương hiệu hiếm hoi được Hội đồng Môi trường Singapore (SEC) trao chứng nhận Green Label vì tính chất an toàn với môi trường. Các sản phẩm nằm trong danh mục Dulux Professional đều được tích hợp những công nghệ tân tiến nhằm giải toả áp lực năng lượng cho các toà nhà. Đơn cử, công nghệ Làm Mát (KeepCoolTM) có trong dòng sơn ngoại thất Weathershield khiến nhiệt độ bên ngoài tường giảm đến 50C so với các loại sơn thông thường có cùng màu, giải quyết phần nào bài toán tiết kiệm năng lượng ở các đô thị hiện nay. Đặc biệt, màu đen của dòng sơn Weathershield có khả năng phản xạ nhiệt lên tới 30% trong khi đối với những sản phẩm sơn màu đen khác, con số chỉ dừng ở mức vài phần trăm. Thêm nữa, Weathershield cũng là nhãn hiệu sơn tiên phong thiết lập những đo lường và nghiên cứu về tác hại của thời tiết lên kiến trúc để tối ưu hoá các tính năng cho sản phẩm. Tính toán cho thấy, một ngôi nhà được sơn với Weathershield sẽ được bảo vệ khỏi 10.000 giờ nắng, 2 triệu lít nước mưa và 6 tấn bụi bẩn trong vòng 6 năm. Hơn nữa, sơn ngoại thất Weathershield Express trong danh mục của dòng Dulux Professional được tích hợp hệ thống sơn hai lớp đột phá thay cho phương pháp phủ ba lớp như trước. Điều này không những giúp các nhà thầu tiết kiệm thời gian và công sức, mà còn góp phần làm giảm ảnh hưởng của sơn lên môi trường xung quanh. Bằng việc quan tâm những chi tiết nhỏ nhất khi thi công như việc chọn lựa sơn, chính là một bước tiến trong quá trình hướng tới làm xanh trái đất bằng các công trình kiến trúc, làm xanh hóa Việt Nam theo xu hướng xanh của thế giới.
Những thông tin trên đã được đưa ra bàn luận trong khuôn khổ Hội thảo lần 10 với chủ đề “Xanh hóa Việt Nam” do Câu lạc bộ Kiến trúc Xanh TP.HCM tổ chức. Thành viên của câu lạc bộ là các chuyên gia trong lĩnh vực Kiến trúc có chung một niềm đam mê và quan tâm tới viêc thiết kế các công trình xanh tại Việt Nam. Để củng cố nhiệt huyết chung này, hàng loạt hoạt động đã được thực hiện thành công trong vòng 4 năm kể từ khi thành lập, trong đó tiêu biểu là những buổi tham quan công trình kiến trúc xanh tại TP.HCM và các tỉnh lân cận, tham gia giảng dạy tại các trường đại học cũng như thuyết trình tại các hội thảo chuyên ngành.
Theo Chi Phạm/ashui