Tin tức

Icon
ƯU ĐIỂM - ỨNG DỤNG CỦA CDM

ƯU ĐIỂM CỦA CDM

  • Thời gian thi công nhanh chóng (rút ngắn 30% thời gian so với công nghệ cọc ép)
  • Tiết kiệm kinh phí thi công do giá thành rẻ hơn so với các công nghệ khác
  • Ít ô nhiễm môi trường (về tiếng ồn, độ rung..)
  • Hạn chế đất thải trong quá trình thi công
  • Chất lượng cao, được kiểm soát bằng hệ thống điện toán có độ chính xác cao
  • Sử dụng rộng rãi được cho nhiều loại hình địa chất khác nhau: Cát, cát pha sét có độ dẻo cao và các loại đất bùn có chứa nhiều mùn
  • Phương pháp thi công đơn giản.
  • Quá trình thi công ít gây chấn động đến các công trình lân cận

 

ỨNG DỤNG CỦA CDM

Công nghệ CDM được ứng dụng rộng rãi trong các công trình từ dân dụng, cầu đường đến thủy lợi như:

  • Tường ngăn nước (chống nước thấm vào hố đào, thân đê,.v.v.).
  • Tường chắn ngăn đất cho hố đào, chống trượt cho thân đê
  • Gia cố nền đất yêu trong công trình đường.
  • Gia cố nền cho nhà xưởng, nhà dân dụng.

 

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG

Ông Cương chia sẻ thêm: “Thi công công nghệ CDM ở Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trước kia hầu hết các dự án được thực hiện bởi nhà thầu nước ngoài, nhưng hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ công nghệ và có lực lượng thi công đủ sức đảm đương thị trường”.

Theo số liệu thống kê của TELICO từ 2013-2016, tổng số cọc CDM được thi công ở Việt Nam khoảng 10,4 triệu m dài. Trong đó, ứng dụng CDM để gia cố nền đường chiếm khoảng 59%. CDM ở Việt Nam cũng được ứng dụng nhiều để gia cố giữ vách thành hố đào sâu phục vụ công tác thi công như là tầng hầm của các tòa nhà cao tầng, giữ ổn định mái dốc cho các kênh, trạm bơm trong các dự án nhiệt điện (dự án công nghiệp). Trong thời kỳ từ 2013-2016, CDM ứng dụng để ổn định hố đào chiếm khoảng 22% tổng khối lượng thi công trong thời kỳ này.

Theo dự báo từ 2016-2018 và dựa trên dữ liệu dự án BOT trong lĩnh vực thi công xây dựng cao tốc – đường – đường nội bộ và dữ liệu các dự án nhiệt điện thuộc dự án công nghiệp – nhà máy cũng như các loại dự án khác, tổng khối lượng cọc CDM giai đoạn này kỳ vọng đạt khoảng 7,2 triệu m dài, trong đó tỷ lệ ứng dụng cọc CDM trong gia cố nền đường vẫn giữ tỷ lệ cao nhất, khoảng 41%.

Cũng theo ông Cương, “Để tiếp tục phát triển công nghệ cọc xi măng đất ở Việt Nam, chúng ta cần phải có các quy định cụ thể hơn trong quy phạm thiết kế và quản lý chất lượng cọc xi măng đất. Các thiết bị thi công cũng cần được chuẩn hóa các thiết bị thi công để tránh tình trạng chế tạo lộn xộn tự phát như hiện nay”.

 

Kết quả hình ảnh cho nền đất yếu

Gia cố nền nhà xưởng

 

Image result for cọc xi măng đất

Công nghệ CDM làm tường vây hố đào và móng nhà bơm tại dự án Duyên Hải 3 mở rộng

 

Gia cố đê Chóc Năng Gù - An Giang

 

Gia cố nền bãi PTSC

Tin tức
Quảng cáo
prev_doitac next_doitac
sv intern
ITB
Đại học bách khoa
Something Group
Công ty cổ phần địa chất Đông Dương
Facebook